Ngày 8-11, chủ đầu tư hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tổ chức họp báo công bố thông tin về hai dự án gây nhiều tranh cãi. Họp báo diễn ra vào lúc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đang quyết liệt phản biện độc lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hai Dự án trên. Thông điệp đầu tiên của ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn là "hết sức cầu thị, trân trọng tiếp nhận thông tin từ các cơ quan thông tấn báo chí”. | |
Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trên địa bàn ba tỉnh Lâm Đồng, ĐăkNông và Bình Phước Đánh đổi lợi ích sinh thái môi trường lấy lợi ích kinh tế ra sao, cuộc chiến của rừng và thủy điện vẫn đang là vấn đề được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm cân nhắc. 3 vấn đề báo giới quan tâm nhất tại họp báo là: Hai dự án lấy 372 ha đất Vườn quốc gia (VQG), rừng phòng hộ, sao chưa xin ý kiến Quốc hội thông qua? Có sự đồng thuận cao tại sao lãnh đạo một số địa phương và hơn 4.000 người dân ký đơn phản đối? Báo cáo ĐTM chưa đánh giá hết tác động của hai dự án, những mất mát về đa dạng sinh học, sinh thái, nhân văn? Theo Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội, các dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất VQG, khu bảo tồn thiên nhiên… từ 50 ha trở lên phải do Quốc hội quyết định. Cần rõ ràng hai thủy điện không thuộc địa bàn rừng cấm Nam Cát Tiên (VQG Cát Tiên) Hai dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trên địa bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước, có liên quan đến 3 tỉnh vùng hạ du là Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Trước dư luận cho rằng hai dự án trên ảnh hưởng rất tiêu cực tới khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, gồm VQG Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, đại diện đơn vị tư vấn giải thích: dư luận thường có sự nhầm lẫn các địa danh Đồng Nai và rừng Nam Cát Tiên. Hai dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có liên quan đến tên Đồng Nai nhiều lần. Đó là xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; xã Đồng Nai huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước; rừng phòng hộ Đồng Nai thuộc Công ty cao su Phú Riềng (tỉnh Bình Phước), nhưng những địa danh này hoàn toàn không nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai. Còn khu rừng cấm Nam Cát Tiên được người dân biết đến nhiều, là khu Nam Cát Tiên của VQG Cát Tiên, nơi có Bàu Sấu, nằm ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cách hai dự án thủy điện nói trên lần lượt là 50km và 60 km theo đường sông. Và còn cách qua một khu thị tứ là thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Rừng cấm Nam Cát Tiên này khác với rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thuộc huyện Đăk Rlap, tỉnh ĐăkNông (nơi có hai thủy điện trên), và hai khu rừng này cách nhau trên 70km. Sự ảnh hưởng môi trường sinh thái vì vậy không phải "rất tiêu cực” như lầm tưởng hai thủy điện này thuộc tỉnh Đồng Nai, nơi có rừng cấm Nam cát Tiên. "Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hay không là do Chính phủ” Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 (ĐN6) và Đồng Nai 6A đều đang trong giai đoạn thẩm định ĐTM làm căn cứ pháp lý trình Thủ tướng Chính phủ và trên cơ sở đó, Chính phủ xem xét quyết định trình Quốc hội. ĐTM là vô cùng quan trọng. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hay không là do Chính phủ. Nếu nói chủ đầu tư không tuân thủ pháp luật là không chính xác”- ông Pháp nói. Bằng chứng là Hồ sơ Báo cáo ĐTM hai dự án trên do Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG TP.HCM) lập đang trình Bộ TN&MT thẩm định, phê duyệt. "Đúng là làm thủy điện có mất rừng, có mất thú, nhưng là rừng gì, thú gì và phải làm gì để khắc phục những mất mát đó, chúng tôi đều có điều tra đánh giá báo cáo đầy đủ trong ĐTM”- PGS.TS. Nguyễn Hữu Phước nói. Theo quy hoạch đã được điều chỉnh, hai dự án có tổng công suất hai bậc là 241MW, tổng sản lượng điện hằng năm gần 1 tỷ KWh. Tổng diện tích hai dự án 372,23 ha, trong đó diện tích chiếm đất rừng phòng hộ là 235,25 ha, chiếm đất thuộc khu Cát Lộc (VQG Cát Tiên) gần 137ha. Tổng mức đầu tư gồm vốn vay 80%, vốn đối ứng đầu tư của chủ đầu tư là 15%. Chủ đầu tư tính toán: nếu dự án hoạt động hiệu quả sẽ đóng góp ngân sách và phí dịch vụ rừng hằng năm 350 tỷ đồng, toàn bộ chu kỳ kinh tế 40 năm là 15 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 6 nghìn lao động. Ông Pháp khẳng định hai dự án đã làm đúng theo quy trình và mức độ ảnh hưởng tác động đến môi trường là không lớn. Giá trị gỗ tận thu trong khu vực rừng khoảng hơn 6 tỷ và giá thị trường bán được là 4,5 tỷ. "Nhưng phải đấu thầu khai thác chứ không phải chủ đầu tư khai thác”. Diện tích chiếm đất rừng là 4% và là khu vực rừng nghèo, lồ ô, hỗn giao, đất trỗng và đất bị xâm canh. Dự án giúp đồng bào dân tộc sinh sống tại địa bàn có cuộc sống tốt hơn, có điện, có đường… Ông Bùi Pháp cũng bày tỏ quan điểm, trong khi Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường đang xem xét đánh giá, mọi ý kiến trái chiều cần phải có số liệu chứng minh cụ thể, thuyết phục. Chủ đầu tư hoàn toàn tuân thủ quyết định dừng đầu tư nếu Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường và Thủ tướng Chính phủ không phê duyệt.
Thanh Như |
Sunday, November 11, 2012
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Cuộc chiến của rừng và thủy điện (09/11/2012) - DDK - Kỳ I
Kỳ 1:
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment