NLĐO Thứ Sáu, 09/11/2012 00:13 - Theo Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nếu không tuân thủ đúng pháp luật và tính toán chính xác về tác động môi trường thì việc triển khai 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đồng nghĩa “phá sơn lâm, đâm hà bá” và cái giá phải trả sẽ rất lớn
http://nld.com.vn/20121109121357696p0c1002/thuy-dien-dong-nai-6-6a-pha-son-lam-dam-ha-ba.htm
Đã diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa các nhà khoa học và đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường xung quanh 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại hội thảo “Các khuyến nghị quá trình ra quyết định của Ủy ban Thế giới về đập” do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức ở Hà Nội sáng 8-11.
Quá cẩu thả
Khó giữ đất rừng
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động cùng các cơ quan báo chí khác về việc tỉnh Đồng Nai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng phản đối việc xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, ông Bùi Pháp một mực cho rằng 2 dự án được nghiên cứu toàn diện và bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến môi trường thiên nhiên, đời sống kinh tế - xã hội của các địa phương. Ông Pháp tự tin: “Đến lúc này, tỉnh Đồng Nai chưa có văn bản nào nói rõ là đề nghị dừng thực hiện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”.
Đặc biệt, tại Công văn số 45 (ngày 31-8-2011), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án”. Vậy không hiểu lãnh đạo Tập đoàn ĐLGL dựa vào đâu cho rằng có sự đồng thuận cao của các địa phương và bộ, ngành?
Bỏ ngỏ nhiều câu hỏi
Báo giới cũng đã tập trung đặt vấn đề về việc 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vi phạm pháp luật. Cụ thể là vi phạm Nghị quyết 49 của Quốc hội, quy định: “Tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia phải giải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thuộc công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng - đất vườn quốc gia và rừng phòng hộ từ 50 ha trở lên”. Ông Pháp trả lời: “Việc trình ra Quốc hội quyết định là việc của Chính phủ chứ không phải việc của chúng tôi!”.
Đã diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa các nhà khoa học và đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường xung quanh 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại hội thảo “Các khuyến nghị quá trình ra quyết định của Ủy ban Thế giới về đập” do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức ở Hà Nội sáng 8-11.
Quá cẩu thả
Tham luận của TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐH Cần Thơ, với tiêu đề “Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Nhận xét của VRN về báo cáo đánh giá tác động môi trường” trình bày tại hội thảo được rất nhiều đại biểu chú ý. Ông Tuấn nghi ngại về chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án này vì không đáng tin cậy, chủ yếu dựa trên các đánh giá chủ quan và có nhiều điểm không khả thi.
Cụ thể, đó là việc thủy điện Đồng Nai 6, 6A phải được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư nhưng báo cáo không đề cập. Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thì phải chọn đây là ưu tiên cao nhất, nếu đặt mục tiêu làm thủy điện là vi phạm điều 11 Luật Đa dạng sinh học.
Ngoài ra, TS Tuấn còn cho rằng báo cáo ĐTM còn bỏ qua nhiều vấn đề quan trọng như không tính đến diện tích rừng bị phá khi làm đường dây tải điện. Phần nghiên cứu động đất kích thích viết rất sơ sài, thiếu thận trọng, dẫn nguồn từ tài liệu tham khảo không đáng tin cậy ở quốc gia không có cùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Các giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đề xuất trong ĐTM là không tưởng, thiếu cơ sở thực tế để triển khai thực hiện. TS Đào Trọng Tứ (đứng) tranh luận cùng ông Nguyễn Vũ Trung (người cầm micro). Ảnh: PHÁP DÂN
Ông Lê Đức Thắng [Nguyễn Trọng Quân?], Hội Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam (VSSMGE), đã vạch rõ tính cẩu thả của báo cáo ĐTM khi cho rằng sẽ trả lại nguồn cá bằng cách nghiên cứu loại turbine để cá chạy qua mà không bị chém nhưng sau đó lại đề xuất sử dụng turbine do Trung Quốc sản xuất là rất mâu thuẫn. “Với vòng quay 200 vòng/phút của turbine cộng với áp lực nước rất lớn, không loại cá nào sống sót khi bơi qua turbine. Nếu chủ đầu tư nghiên cứu sản xuất được loại turbine này thì chuyển sang sản xuất turbine có lãi hơn làm thủy điện” - ông Thắng gay gắt.Khó giữ đất rừng
Theo TS Lê Anh Tuấn, diện tích rừng bị mất chắc chắn lớn hơn con số được chủ đầu tư dự tính. Nghiên cứu của VRN tại nhiều thủy điện cho thấy trong thực tế, diện tích rừng bị mất do làm thủy điện ở nhiều dự án lớn hơn 30%-35% so với báo cáo. Vấn đề bảo vệ rừng đã được Việt Nam rất coi trọng, từng lấy năm 2011 là năm bảo vệ rừng nhưng cùng thời gian này, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đánh giá Việt Nam là nước phá rừng nguyên sinh lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là phát triển thủy điện ồ ạt. TS Lê Anh Tuấn cũng nghi ngờ về các tính toán thủy văn và lượng bùn bồi lắng lòng hồ và tỏ ra thất vọng khi báo cáo ĐTM chưa đưa được các thông tin đầy đủ về tác động văn hóa, xã hội của dự án đến từng nhóm người trong khu vực bị ảnh hưởng. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu tác động trong ĐTM là không đầy đủ và không bảo đảm tính công bằng xã hội. Nếu thực hiện hai dự án này, nhà đầu tư giàu đến mấy cũng không đủ tiền trả cho những thiệt hại về môi trường.
TS Đào Trọng Tứ, nguyên phó tổng thư ký Ủy ban Sông Mekong Việt Nam, cho biết chưa thủy điện nào ở Việt Nam thực hiện tái tạo rừng đúng diện tích đã lấy đi như cam kết. Khi xây dựng thủy điện Sông Tranh 2, rừng bị cạo trọc, hỏi chủ đầu tư khi nào hoàn lại diện tích rừng thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không có câu trả lời. “Phải thận trọng vì xây một đập thủy điện giữa rừng sẽ có tác động lớn đến hệ sinh thái, không giống như đào một cái ao trong vườn” - TS Tứ cảnh báo.Không vì Sông Tranh 2 mà nghi 6, 6A (!)
Điều làm mọi người bất ngờ là những ý kiến đánh giá của giới khoa học về báo cáo ĐTM của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, đã bị ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) phản ứng rất gay gắt: “Tôi đề nghị, kêu gọi tất cả mọi người phải công bằng khi đánh giá, đừng phiến diện, so đo”.
Ông Trung viện dẫn rằng hiện tại có 40.000 doanh nghiệp đang chết, phần lớn là doanh nghiệp tư nhân vì bị đối xử thiếu bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước. Thủy điện Tuyên Quang hoặc Sông Tranh 2 đều do EVN làm, còn thủy điện Đồng Nai 6, 6A là do tư nhân làm. Các nhà máy thủy điện này hoàn toàn khác nhau. Thủy điện Tuyên Quang và Sông Tranh 2 là thủy điện hồ chứa, còn thủy điện Đồng Nai 6, 6A là đập dâng, không thể thấy Sông Tranh 2 đang có sự cố mà nghi ngại thủy điện Đồng Nai 6, 6A!
“Tôi yêu cầu báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện danh dự, lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình” – ông Trung nói và cho rằng “rất đau lòng” khi phải kêu gọi công bằng, đừng hắt hủi doanh nghiệp tư nhân vì những đóng góp lớn của họ cho đất nước.
Phản ứng có phần thái quá của ông Trung khiến các đại biểu ồn ào phản ứng. TS Lê Anh Tuấn đáp lại: “Tôi nghiên cứu khách quan, độc lập, không phụ thuộc nguồn tài trợ nào. Tôi đã có nghiên cứu về vấn đề này ngay sau khi có chủ trương làm thủy điện Đồng Nai 6, 6A nên không thể nói là tâm lý bầy đàn”.
Ngay sau đó, một đại biểu hỏi TS Tuấn rằng vấn đề thủy điện Đồng Nai trở lên phức tạp có phải do có lợi ích nhóm hay không, TS Tuấn khẳng định có và đó là một trong những lý do khiến phản biện của giới khoa học, các tổ chức độc lập rất có thể bị hạn chế tiếp thu.
Ngồi đối diện với ông Trung, bà Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên của VRN, định đứng lên phát biểu nhưng không có cơ hội vì TS Đào Trọng Tứ, người điều hành phiên thảo luận, đã hỏi ngay: “Vậy thì hội đồng có quyết ngay không?”. Ông Trung phản ứng lại: “Chúng ta nói quá nhiều về báo cáo ĐTM, phải hiểu nó là cái gì và đó chỉ là một công cụ”.
Không đồng tình, ông Tứ vặn lại: “Đó là một căn cứ để Chính phủ xem xét quyết định có đầu tư hay không!”. Lúc này, ông Trung cho biết Bộ Tài nguyên - Môi trường không có thẩm quyền dừng đầu tư dự án, chỉ thẩm định báo cáo ĐTM để tham mưu cho Chính phủ, còn việc quyết định đầu tư là việc của Chính phủ. Việc lập báo cáo ĐTM là của chủ đầu tư, cơ quan quản lý không làm thay và nếu có sai phạm thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.
Chủ đầu tư “né” các vấn đề quan trọng
Nhiều câu hỏi liên quan đến tính pháp lý của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đã không được chủ đầu tư giải đáp thỏa đáng
Cùng thời điểm Mạng lưới sông ngòi Việt Nam tổ chức hội thảo thì Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) cũng tổ chức họp báo về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại Hà Nội. Thay vì trả lời toàn bộ những câu hỏi báo giới đặt ra về sự ảnh hưởng của 2 thủy điện này đối với môi trường và xã hội thì ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ĐLGL, lại quay sang “kết tội” báo chí và một bộ phận tỉnh Đồng Nai câu kết với nhau để làm “tội” doanh nghiệp.
Đồng thuận cao sao nhiều tỉnh phản đối?Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động cùng các cơ quan báo chí khác về việc tỉnh Đồng Nai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng phản đối việc xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, ông Bùi Pháp một mực cho rằng 2 dự án được nghiên cứu toàn diện và bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến môi trường thiên nhiên, đời sống kinh tế - xã hội của các địa phương. Ông Pháp tự tin: “Đến lúc này, tỉnh Đồng Nai chưa có văn bản nào nói rõ là đề nghị dừng thực hiện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”.
Khảo sát thực địa tại VQG Cát Tiên (Ảnh do VQG Cát Tiên cung cấp)
Tuy nhiên, tại văn bản gửi Thủ tướng ngày 31-10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị: “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khi triển khai có thể đánh đổi nhiều thiệt hại chưa thể lường hết được. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định không đầu tư 2 thủy điện này”. Song song đó, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Vũ Công Tiến cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ tỉnh Đồng Nai phản đối việc xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Đặc biệt, tại Công văn số 45 (ngày 31-8-2011), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án”. Vậy không hiểu lãnh đạo Tập đoàn ĐLGL dựa vào đâu cho rằng có sự đồng thuận cao của các địa phương và bộ, ngành?
Bỏ ngỏ nhiều câu hỏi
Báo giới cũng đã tập trung đặt vấn đề về việc 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vi phạm pháp luật. Cụ thể là vi phạm Nghị quyết 49 của Quốc hội, quy định: “Tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia phải giải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thuộc công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng - đất vườn quốc gia và rừng phòng hộ từ 50 ha trở lên”. Ông Pháp trả lời: “Việc trình ra Quốc hội quyết định là việc của Chính phủ chứ không phải việc của chúng tôi!”.
Ngoài ra, VQG Cát Tiên đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản Văn hóa. Ngoài ra, nếu chuyển đổi mục đích để làm thủy điện là vi phạm điều 7 của Luật Đa dạng sinh học. Phóng viên Báo Người Lao Động còn đặt nhiều câu hỏi, như 17 thành viên của đoàn tư vấn đánh giá báo cáo ĐTM của 2 dự án thủy điện này không có chuyên gia nào có chuyên môn về khoa học xã hội và ĐTM chưa đưa được các thông tin đầy đủ về tác động văn hóa, xã hội của dự án đến từng nhóm người trong khu vực bị ảnh hưởng?
Các đánh giá về di tích và khảo cổ học khu vực lòng hồ cũng không được xem xét trong ĐTM? Khu vực gần dự án là vùng đất của Vương quốc Phù Nam xưa; không gian quần thể văn hóa của người Mạ cổ xưa sống dọc sông Đồng Nai (trong đó có khu vực dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A) đang trong quá trình làm hồ sơ đệ trình UNESCO để được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới có nguy cơ bị từ chối khi dự án thủy điện ở vùng này làm xáo trộn và biến mất các di thể ở đây? Tuy nhiên, các lãnh đạo của Tập đoàn ĐLGL đều né trả lời.
Gỗ rừng chỉ đáng giá 4,5 tỉ đồng!
Trước lo ngại tài nguyên rừng nhiệt đới ẩm vô cùng quý giá tại Cát Tiên sẽ bị “ngoạm” khi 2 thủy điện được xây dựng, ông Bùi Pháp cho rằng “giá trị gỗ khai thác từ diện tích làm thủy điện chỉ là 6,5 tỉ đồng và bán ra thị trường chỉ 4,5 tỉ đồng. Rừng tại vị trí làm thủy điện không có gỗ quý hiếm bạt ngàn, không có cây mấy người ôm không hết và không có tê giác!”.
Trong khi đó, sở dĩ UNESCO công nhận Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai (trong đó có VQG Cát Tiên), cũng như Việt Nam đang đệ trình tổ chức này công nhận VQG Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới cũng chính vì tính đặc trưng rừng nhiệt đới ngập nước nguyên thủy mọc trên nền núi lửa cổ hiếm hoi còn sót lại trên thế giới, với đặc tính rừng hỗn giao, tre nứa, rừng nghèo. Việc rừng nghèo nếu xét trên khía cạnh kinh tế, giá trị gỗ không cao nhưng các nhà khoa học xem đây là nguồn sống, sinh cảnh sống của nhiều động vật nằm trong Sách Đỏ đang sinh sống tại khu vực này.
Sẵn sàng đối thoại để bảo vệ quan điểm Cuối phiên thảo luận, TS Đào Trọng Tứ cho rằng các cơ quan chức năng cần cân nhắc được, mất khi làm thủy điện Đồng Nai 6, 6A; đồng thời khẳng định VRN đã có những nghiên cứu sâu về vấn đề này và sẵn sàng đối thoại với các cơ quan tham mưu cũng như Chính phủ để bảo vệ quan điểm của mình. |
Nhóm lợi ích cản trở dự án? Đáng chú ý, tại cuộc họp báo, ông Bùi Pháp đã cáo buộc: “Các cơ quan báo chí, nhất là Báo Người Lao Động và Báo Sài Gòn Tiếp Thị…, đã có nhiều bài viết không đúng về dự án. Thủy điện không nằm trên đất Đồng Nai nên tỉnh Đồng Nai phản đối là thông tin không đầy đủ. Tôi cho rằng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai chưa nắm rõ thông tin; rồi một số bộ phận, một nhóm lợi ích cấu kết với một số tờ báo đưa thông tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, nhằm cản trở dự án”. |
TÔ HÀ - THẾ DŨNG
Thùy Trang
ReplyDelete09/11/2012 08:54
Cảm kích sự dũng cảm của PV Tô Hà và Báo Người Lao Động, SGTT...xin góp vài ý: Nếu VQG Cát Tiên được công nhận danh hiệu Di sản thế giới thì có mang lại giá trị thiết thực gì không? Xin nhắc lại từ 2011, ông Trần Văn Mùi ( nguyên GĐ Vườn QG CT) cho hay " danh hiệu này có thể mang về cho VN trên 500 triệu USD. Khoản lợi này sẽ đến nhờ vào du lịch và sự đầu tư của các tổ chức quốc tế…Không chỉ vậy, đạt danh hiệu, các tổ chức bảo tồn quốc tế sẽ đến tìm hiểu, nghiên cứu, hỗ trợ ta nhiều công nghệ khai thác và bảo tồn tốt hơn. Tôi còn nhớ năm 1999, khi bắt tay làm hồ sơ xin công nhận Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển thì ta đang túng thiếu nhiều bề. Sau khi được công nhận thì chúng ta được Hà Lan tài trợ đến 6,3 triệu USD cho việc nâng cao năng lực bảo vệ. Ngân hàng Thế giới cũng tài trợ khoảng 7 triệu USD cho bốn tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Lắk để nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm” . Tập Đòan Đức Long Gia Lai còn đang bê bết với cải tạo QL 14; các dự án thủy điện khác: Thủy điện Mỹ Lý-Kỳ Sơn-Nghệ An ( bên trên TĐ Bản Vẽ) đã ngưng từ 2011 và rao đang bán dự án; Thủy điện Kroong thuộc xã Kroong, huyện Kbang; Thủy điện Đăk Sepay tại xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Rồi đang xúc tiến Thủy điện Sông Sen, tại Lao Bảo Quảng Trị… Vậy thì tập đòan tư nhân ĐLGL cố đeo đuổi DA thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A bằng cách lách Quốc hội, bất chấp luật pháp, cam kết Quốc tế và sự cảnh báo, phản đối của các nhà khoa học chân chính, Chính quyền các tỉnh bị ảnh hưởng cùng dư luận nhân dân… được ai chống lưng? Đem xây 2 cái thủy điện, phá rừng vùng lõi ầm ầm thì Việt Nam bảo tồn cái gì? Còn hơn tháng nữa không hòan thiện Hồ sơ đề cử thì làm sao Cát Tiên được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và chắc chắn Quốc tế sẽ rút lại danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển đã được công nhận trước đó. Lúc đó lại kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đổi tên ra Vuờn Thủy điện Cát Tiên! Lòng tham lam vô độ của một nhóm người mà bắt cả dân tộc Việt Nam này hứng chịu cay đắng mãi sao?
http://nld.com.vn/20121109121357696p0c1002/thuy-dien-dong-nai-6-6a-pha-son-lam-dam-ha-ba.htm
09/11/2012 05:42
ReplyDeleteCám ơn báo Người Lao Động rất nhiều. Nếu không có báo chí thì đất nước này còn tan hoang hơn vì bọn "Lợi ích nhóm". Việc công luận phản đối gay gắt xây dựng thủy điện 6 và 6A tại rừng Quốc gia Cát Tiên mà ông Trung, ông Pháp còn cho là "Tâm lý bầy đàn" là một sự ngu xuẩn, coi lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc, chà đạp lên đạo lý, nhân phẩm. Tôi là một nhà giáo, là nhà khoa học ở xa Cát Tiên hàng ngàn kilomét, tôi thấy rất bức xúc và đau lòng trước một việc cỏn con nhưng rất hiển nhiên, đáng lẽ ra không phải tranh cãi, hội họp nhiều, đó là việc ai khởi xướng chủ trương cho phép phá rừng để làm dự án thủy điện? Người đó phải bị xử lý đầu tiên. Đây là một ý tưởng vô học và phản động. Theo tôi, không cần DTM, giải thích gì nhiều cả. Phá rừng dù chỉ 1 mét vuông để làm bất cứ việc gì cũng phải bị cấm. Vì sao mà câu chuyện này kéo quá dài? Nếu doanh nghiệp đã tốn kém quá lớn "bôi trơn" thì yêu cầu ai đó trả lại chứ không thể bắt dân tộc này trả giá.
09/11/2012 09:58
ReplyDeleteTôi là một chuyên gia thiết kế các công trình thủy điện. Tôi hoàn toàn đồng ý với tiêu đề "Phá sơn lâm- Đâm hà bá" của tác giả Tô Hà. Những công trình thủy điện đúng là tàn phá thiên nhiên ghê gớm. Chỉ còn một mảng xanh cuối cùng cho con cháu, chúng ta nên giữ lại. Ông Trung đã tỏ ra quá "Đại ngôn" và "loạn ngôn", coi thường công luận. Không biết trước khi vào hội thảo, ông ta có "làm mấy ly" với ông Pháp không nữa.
09/11/2012 10:14
ReplyDeleteLo lắng vô cùng. Một cán bộ quan trọng của Cục Thẩm Định Môi Trường (chỉ dưới quyền Cục Trưởng Mai Thanh Dung) mà từ trước đến giờ một mực bênh vực cho chủ đầu tư thì làm sao dư luận và các nhà khoa học có thể yên tâm vào sự công tâm của Cục Thẩm Định. Tuy nhiên, tôi không lấy làm lạ về phát biểu của Nguyễn Vũ Trung. Tôi đã biết ông này từ lâu. Các bạn vào blog của nhóm Yêu Quí và Bảo Vệ Cát Tiên, tìm các bài đăng vào tháng 8/2012 sẽ thấy ông NVT đã mạt sát các bạn trẻ của nhóm như thế nào. NKT
09/11/2012 11:16
ReplyDeleteTôi có ý kiến muốn hỏi Bộ Tài nguyên-Môi trường là ông Trung được Bộ chính thức cử làm đại diện của Bộ tại hội thảo, hay ông đi với tư cách cá nhân được tập đoàn ĐL-GL tài trợ. Thật khó tin Bộ lại chọn một người như ông Trung làm đại diện của Bộ. Và nếu ông Trung đại diện cho Bộ thì ý kiến phát biểu tại hội thảo phải đúng chỉ đạo của Bộ!?? Nếu ông Trung phát biểu với danh nghĩa của Bộ mà không đúng với ý kiến của Bộ thì ông Trung đã vi phạm luật công chức, và phải bị kỷ luật. Mong Bộ có quan điểm chính thức. Gần đây cũng có trường hợp một cán bộ cấp phó của cơ quan trung ương lợi dụng cấp trưởng đi công tác vắng để làm điều vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của cơ quan.
09/11/2012 11:59
ReplyDeleteĐúng là có "nhóm lợi ích" đối nghịch với nhóm lợi ích của ông Bùi Pháp thật: Nhóm này là Rừng nguyên sinh, là sinh cảnh, là môi trường, là động vật hoang dã, là lịch sử, là Hàng triệu người dân dưới hạ lưu sông Đồng Nai... Nhóm lợi ích này có cái khác là cái lợi ích là vô hạn nhưng khó đong đo và phải chia nhỏ cho vô số thành viên, còn nhóm kia thì lợi ích có hạn và có thể đong đo được nhưng lại được chia cho một con số nhỏ thôi!
09/11/2012 15:03
ReplyDeleteChủ đầu tư phải nói như vậy mới nặng ký nè "một nhóm thế lực thù địch cấu kết với một số tờ báo đưa thông tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, nhằm cản trở dự án”. Phải cho nhân dân là thế lực thù địch luôn thì mới đáng sợ. Còn nhóm lợi ích, nhóm nào ở đây có lợi khi rừng không bị phá, chỉ có nhân dân miền Nam này được lợi chứ nhóm nào ở đây. Mục đích duy nhất của cái thủy điện này là xẻ rừng lấy gỗ thôi, các nhà khoa học và người dân đã biết hết rồi đừng có giả ngây ngô vì nhân dân nữa. Nhớ lại cách đây mấy năm nghe các chủ đầu tư bàn bạc việc trồng rừng tại một quán cafe ở Đà Lạt mà xót xa. Mục đích của chủ đầu tư đi trồng rừng là thanh lý rừng lấy gỗ mà thôi và xen lẫn trong câu chuyện trao đổi họ rất sợ cánh báo chí nhảy vào. Tôi thật hối tiếc vì không có thiết bị ghi âm để ghi lại cuộc trao đổi của các chủ đầu tư trồng rừng năm đó (hình như là năm 2009).